Tinh Hoa Quản Lý
Tác giả Lý Bằng - Viên Hạ Huy
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Lĩnh vực Kinh tế - Quản trị
Thế kỷ XX vừa khép lại như một trang rực rỡ, vừa kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Còn quá sớm để có thể tổng kết về bất cứ một lĩnh vực nào của thế kỷ này. Song, trong một số lĩnh vực, sẽ là quá muộn nếu ngay từ bây giờ những con người của thế kỷ mới không kế thừa, chọn lọc và ứng dụng những bài học mà những đại diện lỗi lạc của thế kỷ trước đã trải nghiệm và đúc kết.
Một trong những lĩnh vực đặc biệt đó là quản lý.
Chưa bao giờ quản lý có vai trò quan trọng như ngày nay. Chưa bao giờ người làm quản lý đứng trước nhiều cơ hội và thách thức như trong những năm tháng đầu thế kỷ XXI này. Cũng chưa bao giờ cách thức quản lý ảnh hưởng đến sự thành bại của các cộng dồng một cách to lớn, trực tiếp đến như vậy và cải tiến quản lý một cách có bài bản lại trở thành nhiệm vụ quan trọng như vậy.
Trong bối cảnh đó, việc kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo các thành tựu về quản lý của thế kỷ trước đã trở thành nhu cầu cấp bách. Bởi vì, thế kỷ XX không chỉ là thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc về công nghệ mà còn là thế kye của những thành tựu chưa từng có về quản lý. Mặc dù, hoạt dộng quản lý ra đời từ xa xưa, khi bắt đầu có xã hội loài người, có lao động tập thể, có phân công và hợp tác, Song trong nhiều thế kỷ, quản lý hầu như giẫm chân tại chỗ trong tình trạng kinh nghiệm chủ nghĩa, không lý luận, không ,nguyên lý, nguyên tắc. Tình hình đã thay đổi rất nhiều sau khi F. W. Taylor công bố " Những nguyên lý của quản lý một cách khoa học" (1911). Các công trình nghiên cứu, tổng kết về quản lý tới tấp xuất hiện. Hàng loạt vấn đề của quản lý được phát hiện, phân tích và hệ thốgn hoá, khoa học hoá. Lý luận về quản lý hình thành và soi sáng cho thực tiễn để rồi lại phát triển nhanh hơn trên cơ sở tổng kết thực tiễn phong phú và sống động. Nhờ đó vai trò của quản lý được nâng cao. Quản lý trở thành nhân tố quyết định sự sống còn và sự thành công của tổ chức. Vấn đề quản lý ngày càng thu hút sự quan tâm của mọi người. Mọi thành viên của mỗi tổ chức, cả người quản lý và người bị quản lý, đều có thể đạt được mục tiêu của mình thông qua sự vận dụng các yếu tố quản lý. Tất cả các yếu tố này sẽ được tìm thấy qua cuốn sách "Tinh Hoa quản lý".
LƯU Ý KHI ĐỌC
Số người mong muốn học tập, tìm hiểu về quản lý tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt ở các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi, đang trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, làm việc đó không hoàn toàn đơn giản, vì quản lý là một lĩnh vực tổng hợp của nhiều ngành khoa học. Sách cần đọc về quản lý đến nay lại quá nhiều so với quỹ thời gian hữu hạn của mỗi người. Hơn nữa, tìm được đúng sách cần đọc không dễ. Để giảm nhẹ phần nào khó khăn cho bạn đọc, Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (38 Bà Triệu - Hà Nội, Điện thoại: 04.9361913) biên dịch và xuất bản cuốn "Tinh Hoa quản lý". Cuốn sách này được dịch từ nguyên tác "Trong một lúc, đọc hết 25 tác phẩm kinh điển về quản lý" của Lý Bằng và Viên Hạ Huy (Hai nhà kinh tế học Trung Quốc).
THÔNG TIN KHÁC
Nội dung cuốn sách được chia làm 25 chương:
Chương 1: Những nguyên lý của việc quản lý một cách khoa học.
Chương 2: Quản lý công nghiệp và quản lý nói chung
Chương 3: Chức năng của giám đốc điều hành
Chương 4: Lý luận về tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế
Chương 5: Những vấn đề xã hội của nền văn minh công nghiệp
Chương 6: Nhân tố con người trong xí nghiệp
Chương 7: Mấy vấn đề về sự điều hoà, phối hợp giữa cá nhâ và tổ chức
Chương 8: Làm thế nào để lựa chọn mô thức lãnh đạo
Chương 9: Khoa học mới về quyết sách quản lý
Chương 10: Những nhà tổ chức vĩ đại
Chương 11: Mô thức mới của quản lý
Chương 12: Phương thứcquản lý kiểu ô vuông
Chương 13: Bố trí công việc thích hợp với nhà quản lý
Chương 14: Tiêu chí đánh giá hiệu lực của tổ chức
Chương 15: Lại bàn vấn đề: Làm thế nào để khích lệ công nhân viên
Chương 16: thiết kế cơ cấu tổ chức
Chương 17: Tính hai mặt của quyền lực
Chương 18: Quan điểm hệ thống về quyền biến trong tổ chức và quản lý
Chương 19: Tính chất công việc của giám đốc
Chương 20: một luận điểm mới về quyết sách quản lý
Chương 21: Nhiệm vụ, trách nhiệm và thực tiễn của quản lý
Chương 22: Lại bàn về rừng lý luận quản lý
Chương 23: Lý luận Z
Chương 24: Đi tìm công ty giỏi
Chương 25: Nghệ thuật quản lý của công ty Nhật Bản